BÁNH XE PHÁP LUÂN – KHIẾN MỌI MÊ LẦM PHIỀN NÃO ĐƯỢC DẸP TAN

Bánh xe pháp luân còn được gọi là bánh xe chân lý, cuộc đời và vũ trụ. Nó là một trong những dấu hiệu may mắn, được cho là xuất hiện ở lòng bàn chân Đức Phật. Pháp luân tượng trưng cho “pháp” hay lời dạy của Đức Phật giúp chúng sinh tìm đến con đường giác ngộ và giải thoát. Vậy bánh xe pháp có nguồn gốc và ý nghĩa gì?

Nguồn Gốc Bánh Xe Pháp Luân

Nguồn gốc của hình tượng bánh xe pháp xuất phát từ câu chuyện trong kinh Thí Dụ. Tôn giả Mục Kiền Liên – vị đệ tử đứng đầu về thần thông của Đức Phật. Ngài không chỉ hành đạo trong cõi người mà còn thường du hóa đến các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và cõi trời. Sau khi chứng kiến cảnh chúng sinh chết đi sống lại, bị tàn sát, hành hạ trong địa ngục, cảnh muôn thú tranh giành, giết hại nhau, cảnh các loài quỷ bị đói khát dằn vặt. Cảnh thiên nhân hết phước báu bị đọa lạc, suy vong, cảnh loài người bị tham ái cấu xé, bức bách thảm khốc,… Tôn giả bèn trở về cõi Diêm Phù Đề (Ấn Độ) và thuật lại những điều mắt thấy tai nghe này cho bốn chúng đệ tử của Đức Phật. Ngài khuyên họ nên ý thức đến nỗi khổ triền miên của cõi Ta Bà mà tinh tấn tu trì hướng đến cảnh giới vô sinh an tịnh.

hinh-anh-banh-xe-phap-luan
Hình ảnh bánh xe pháp luân

Một lần nọ, khi Đức Phật trú tại thành Vương Xá, tôn giả Mục Kiền Liên cũng đem những cảnh khổ trên để khuyến hóa các hàng xuất gia và tại gia. Khi thấy mọi người đang vây quanh và chăm chú lắng nghe tôn giả. Đức Phật bèn hỏi Ngài A Nan: “vì sao mọi người đang vây quanh tôn giả Mục Kiền Liên”. Khi biết được nguyên do, Đức Phật bèn dạy: “Trưởng lão Mục Kiền Liên hay bất cứ một Tỳ – kheo nào khác như trưởng lão cũng không thể cùng một lúc có mặt tại nhiều nơi (để giáo hóa mọi người). Vì thế, nên làm hình bánh xe pháp luân phong thủy gồm năm phần đặt ngay lối ra vào (của tinh xá)”.

nguon-goc-cua-hinh-tuong-banh-xe-phap-luan-xuat-phap-tu-cau-chuyen-trong-kinh-thi-du
Nguồn gốc của hình tượng bánh xe pháp luân xuất phát từ câu chuyện trong kinh Thí Dụ

Năm phần của bánh xe được minh họa để tượng trưng cho năm cảnh giới. Ba cảnh giới phía dưới là địa ngục, súc sinh và ngạ quỷ. Hai cảnh giới bên trên là cõi trời và người. Họa cảnh bốn châu Đông Thắng Thần, Tây Ngưu Hóa, Bắc Câu Lô và Nam Thiệm Bộ cũng được thêm vào. Ở giữa là hình ảnh ba loài thú: chim bồ câu (dụ cho tham), rắn (dụ cho sân), và heo (dụ cho si). Hình ảnh giải thoát của chư Phật và cảnh giới Niết Bàn được thể hiện qua những vầng hào quang. Hàng phàm phu được minh họa qua với cảnh những chúng sinh chìm nổi trong nước, vòng bên ngoài thể hiện 12 chi phần duyên khởi theo hai chiều thuận nghịch.

Hình bánh xe chuyển pháp luân này thể hiện mọi chi tiết về cảnh giới luân hồi trong mọi thời và tất cả bị nuốt bởi vô thường. Ngoài những hình ảnh trên, hai câu kệ nói về sự hành trì theo chính pháp để điều phục phiền não, vượt thoát cảnh luân hồi cũng nên được khắc bên bánh xe pháp luân phong thủy.

Ý Nghĩa Bánh Xe Pháp Luân

Nếu bánh xe trong nền văn hóa cổ đại của Ấn Độ tượng trưng cho mặt trời, cho uy quyền tối thượng, cho Chuyển Luân Thánh Vương. Thì hình ảnh bánh xe pháp luân trong Phật Giáo lại tượng trưng cho giáo pháp của Đức Phật và cho chính Đức Phật. Chuyển Luân Thánh Vương dùng xe báu để hàng phục các oán địch, cai trị thiên hạ và giữ yên bờ cõi. Còn Đức Phật chuyển vận bánh xe pháp để nhiếp phục, đoạn trừ phiền não trong tâm thức chúng sanh.

banh-se-phap-chuyen-dong-khong-ngung-giao-ly-cua-duc-phat-cung-phat-trien-khong-ngung
Bánh xe pháp chuyển động không ngừng, giáo lý của Đức Phật cũng phát triển không ngừng

Bánh xe pháp chuyển động không ngừng, giáo lý của Đức Phật cũng phát triển không ngừng. Công năng của bánh xe vẫn không ngừng di chuyển đưa chúng sinh từ tối đến sáng, từ khổ đến vui, từ thấp lên cao, từ vô minh đến giác ngộ và từ địa ngục tới Niết bàn. Nó lăn tới đâu thì cỏ gai, sỏi đá bị nghiền nát tới đó và những mê lầm cũng như phiền não cũng bị dẹp tan.

Một Số Mẫu Mặt Dây Chuyền Bánh Xe Pháp Luân

MẶT DÂY CHUYỀN QUAN VÂN TRƯỜNG – BÁNH XE PHÁP LUÂN

mat-day-chuyen-banh-xe-phap-luan-quan-van-truong
Mặt dây chuyền bánh xe pháp luân – quan vân trường

MẶT DÂY CHUYỀN QUAN VÂN TRƯỜNG – BÁNH XE PHÁP LUÂN 

Giá: 1.850.000

Quan Công là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng Trung Quốc. Ông được thần thánh hóa trong những câu chuyện dân gian, tiểu thuyết đặc biệt nổi tiếng trong Tam quốc diễn nghĩa. Chính vì thế dân gian quan niệm khi đặt tượng Quan Công trong nhà được coi là một vị thánh trấn áp hung khí và chống tà ma ngoại đạo. Ngày nay, Quan Công được xem là thần bảo vệ cho gia chủ, mang đến thịnh vượng, trí tuệ và tiền bạc trong kinh doanh. Biểu tượng Quan Công dù ở tư thế nào thì khi đặt trong nhà đều có năng lượng rất mạnh. Chính giữa mặt sau là hình ảnh bánh xe pháp luân có thể xoay 360 độ. Pháp luân là bánh xe pháp. Pháp ở đây là nguyên lý hay chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ trong đêm thành đạo và sau đó Ngài đã tuyên thuyết cho nhân gian.

MẶT DÂY CHUYỀN PHẬT BẢN MỆNH 12 CON GIÁP – BÁT BẢO CÁT TƯỜNG

mat-day-chuyen-phat-ban-menh-12-con-giap-bat-bao-cat-tuong
Mặt dây chuyền phật bản mệnh 12 con giáp – bát bảo cát tường

MẶT DÂY CHUYỀN BẢN MỆNH 12 CON GIÁP – BÁT BẢO CÁT TƯỜNG

Giá: 1.580.000

Mặt trước mặt dây chuyền khắc hình tượng 8 vị phật bản mệnh 12 con giáp rất tỉ mỉ và chân thực. Điểm nổi bật nhất của thiết kế này chính là hình bánh xe pháp luân có thể xoay 360 độ, nét chạm khắc tinh xảo, với những chấm đỏ, xanh tượng trưng cho nước và lửa, chính giữa là thần chú Om của tâm linh Phật giáo. Chạm khắc hình tượng Bát Bảo hài hòa bao trọn mặt sau tạo nên một tổng thể tâm linh sinh động và có chiều sâu.

Nhập tên sản phẩm bạn muốn tìm

[search style="flat" size="large"]

BỘ LỌC