Bát Bảo Cát Tường

Trong số các biểu tượng cổ điển và phổ biến nhất của văn hóa Phật giáo phải kể đến tám tướng cát tường. Bát bảo cát tường có nguồn gốc từ Ấn Độ và được cho là có mối liên hệ với Thân – Khẩu – Ý giác ngộ của Đức Phật.
+ Bảo Tán Cái (Lọng báu): Tượng trưng cho đầu của đức Phật (nhận được sự gia hộ và che chở)
.
+ Song ngư (Cặp cá vàng): Tượng trưng cho đôi mắt của đức Phật (sự tỉnh thức, sự tươi tốt, mãn nguyện)
.
+ Bảo Bình (Bình báu): Tượng trưng cho cổ của đức Phật (sự trường thọ và giàu sang phú quý)
.
+ Liên Hoa (Hoa sen): Tượng trưng cho lưỡi (kim khẩu) của đức Phật (thanh tịnh, chân thật, đem đến thành tựu, may mắn.)
.
+ Bạch Hải Loa (ốc tù và): Tượng trưng cho Pháp âm của đức Phật (sức mạnh, quyền lực và sự tự chủ)
.
+ Kiết Tường Kết (Nút thắt vô tận): Tượng trưng cho Ý của đức Phật (sự hợp nhất từ bi và trí tuệ)
.
+ Thắng Lợi Chàng Phan (Tràng phan chiến thắng): Tượng trưng cho Thân của đức Phật (sự chiến thắng tham ái, sân giận, nỗi sợ chết)
.
+ Pháp luân (Bánh xe luân chuyển): Tượng trưng cho bàn chân, bàn tay của đức Phật.(chính đạo và sự diệu dụng của trí tuệ)

Cảm hứng trang sức bạc khắc Bát Bảo Cát Tường

Viễn Chí Bảo đã sử dụng hình tượng Bát bảo cát tường để làm cảm hứng tạo nên sản phẩm trang sức bạc thái mang giá trị tôn giáo. Sản phẩm trang sức bát bảo cát tường bạc thái tại Viễn Chí Bảo không chỉ dừng lại ở những tầng nghĩa món trang sức bình thường, Viễn Chí Bảo mong muốn truyền tải câu chuyện, ý nghĩa thực thụ của bát bảo cát tường đến con người Việt Nam và những ai yêu thích sản phẩm mang hơi hướng phương Đông.

Khi đeo trang sức Bát Bảo Cát Tường mang ý nghĩa gì?

Người ta tin rằng khi đeo trang sức có khắc Bát Bảo Cát Tường nhận được sự gia hộ và che chở của chư Phật. Đạt được thành tựu, gặp may mắn, sự trường thọ và giàu sang phú quý. Những tín đồ Phật giáo tin rằng các biểu tượng cát tường này xuất hiện tại bất kỳ nơi nào thì nơi đó trở thành sự gia trì hoàn hảo.

3