I. NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁT NHÃ TÂM KINH
Bát Nhã Tâm Kinh ( tiếng anh: Heart of Perfect Wisdom Sutra- tiếng Phạn: Maha Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra) còn được gọi là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh được coi như trí tuệ tinh khiết nhất của Phật giáo Đại Thừa.
Đối với Phật tử thì ai cũng biết đến những bài kinh trì tụng hàng ngày như: kinh A Di Đà, Kinh Dược Sư, Kinh Địa Tạng, Kinh Bát Nhã, Kinh Sám Hối,… ở tất cả những bộ kinh đó, trước khi tụng phần sám hối và hồi hướng công đức đều có tụng kinh Bát Nhã rồi sau đó mới tụng đến kinh vãng sanh.
Tại sao lại như vậy? Vì Đức Phật muốn chúng ta hiểu được con đường tu hành đi đến giải thoát và đạt giác ngộ là một con đường đầy gian nan, không hề dễ dàng, phải vượt qua nhiều chướng ngại vật, mà muốn vượt qua những khó khăn ấy thì Phật tử cần tụng niệm tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa : qua đi, qua đi, qua, tích cực qua bờ bên kia đi, qua bờ bên kia sự giác ngộ sẽ được viên thành ( Yết -đế. Yết-đế. Ba la yết-đế. Ba la tăng yết-đế. Bồ-đề tát-bà-ha).
Bát Nhã Ba La Mật Đa truyền đạt những bản chất tốt đẹp nhất của trái tim, sự liên kết giữa từ bi và trí tuệ. Trí tuệ hay Bát Nhã chỉ có thể sinh ra trong tâm an bình, trong sáng, tràn ngập lòng từ bi bắc ái.
Bát Nhã Ba La Mật Đa chính là lời ghi nhớ ngắn gọn giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và toàn bộ nhất về cuộc sống tâm linh của chính mỗi người. Từ thân thể đến cảm giác, suy nghĩ, ý thức, ý chí, cũng không gì ngoài tánh không.
Với 260 chữ trong bản rút ngắn gọn, Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh đã giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa cao thâm vi diệu của kinh Bát Nhã. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về cuốn kinh Bát Nhã này có thể tìm đọc bộ Đại Bát Nhã gồm 21.000 trang trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa, một trăm nghìn dòng trong mười hai quyển sách lớn.