Hướng dẫn Tụng Kinh Vu lan

Mùa Vu lan đã tới, tháng bảy âm lịch mỗi năm đều là tháng mà mỗi người con đều hướng tâm mình đến cửu huyền thất tổ và cha mẹ hiện tại. Vu lan là một trong những đại lễ lớn nhất của Phật Giáo. Trong tháng Vu Lan, tại các đền chùa hay trong mỗi gia đình đều sẽ tổ chức ngày để tưởng niệm gia tiên và gửi tình yêu, lòng biết ơn đến cha mẹ sinh thành, kinh Vu Lan thường sẽ được tụng nhiều nhất trong tháng bảy 7 âm. Cách tụng kinh Vu Lan có lẽ là điều mà nhiều  người chưa biết, bài viết hôm nay, sẽ hướng dẫn chúng ta tụng kinh Vu Lan trong ngày tháng bảy âm lịch. 

Giới thiệu về kinh Vu Lan

Kinh Vu lan gồm 3 phần: phần dẫn nhập, phần chánh kinh và phần hồi hướng. Kinh Vu Lan được đọc tụng trong suốt mùa Vu lan tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng báo hiếu của người Phật tử. Vu Lan là một nghi thức thuần việt, có rất nhiều bài sám nguyện.

Kinh Vu Lan không chỉ dùng để tụng niệm trong mùa Vu Lan tháng bảy mà bạn có thể đọc tụng niệm kinh Vu Lan hàng ngày để hồi hướng công đức cho cha mẹ hiện tiền và cửu huyền thất tổ. Kinh Vu Lan khơi dậy truyền thống hiếu đạo cho con cháu. Ngoài ra, nghi thức tụng niệm kinh Vu Lan có thể sử dụng trong những dịp như mừng thọ ông bà, chúc mừng sinh nhật mẹ cha và cả các khóa lễ cầu siêu cho cha mẹ quá cố và gia tiên nhà mình.

kinh-vu-lan
 Kinh Vu Lan

Nghi thức tụng kinh Vu Lan có tính đa dạng, do đó, khi người thọ trì đọc tụng phải chọn đúng bài sám nguyện với nội dung thích hợp. Tụng nghi thức có tác dụng rất tốt trong việc khơi dậy lòng trắc ẩn, tình yêu thương vô điều kiện và nuôi dưỡng những hạt giống biết ơn đến với cha mẹ sinh thành.

Kinh Vu Lan xuất hiện ở thời đại nào thì chưa ai có thể xác định được, nhưng dự đoán là kinh Vu Lan xuất hiện vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Tính chất của bài kinh cũng gắn liền với văn hóa Trung Quốc, nhưng bài kinh mang tính giáo lý rất sâu sắc về đạo làm người và đạo làm con là không thể phủ nhận.

Ý nghĩa kinh Vu Lan

Kinh Vu Lan tiếng phạn có tên là Ullambana, sau này khi dịch sang tiếng trung Quốc có tên là Vu Lan Bổn. Có một dịch âm khác có tên là Ô Lam Ba Na, tương đối với âm chữ Phạn nhưng không được thông dụng trong Phật giáo.

vu-lan-dai-le-bao-hieu-cua-tat-ca-chung-sang-chu-tang
Vu Lan – đại lễ báo hiếu

Dưới góc nhìn của đạo Phật, sau khi bỏ thân, tùy theo nghiệp quả của mỗi người mà quyết định tâm thức của họ sẽ sinh vào cảnh giới lành hay dữ. Nếu họ bị đày đọa vào 3 đường ác là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh thì sẽ phải chịu rất nhiều đau khổ… Do đó, trong mùa Vu Lan báo hiếu, chúng ta nên làm những việc thiện lành như cầu siêu cho gia tiên tiền tổ, phóng sanh giúp họ thoát khỏi cảnh khổ. Mùa Vu Lan cũng bắt nguồn từ sự tích về Mục Kiền Liên. Trong kinh Vu Lan của đạo Phật, Mục Kiền Liên sau khi tu luyện đắc đạo, học được nhiều phép thần thông nhưng không nguôi nỗi nhớ mẹ. Ông đã dùng mắt phép thần thông để tìm kiếm mẹ mình thì được thấy, sau khi mẹ chết đã bị đày dưới địa ngục trở thành ngạ quỷ. Bà Thanh Đề là mẹ của Mục Kiền Liên, khi còn sống bà làm nhiều điều ác, khi chết đi bị đày đọa làm quỷ đói. Mục Kiền Liên thấy vậy rất thương mẹ liền đem cơm đưa cho bà ăn, bà vẫn giữ tính tham lam không cho các cô hồn khác ăn cùng nên cơm bị biến thành than đỏ rực lửa. Mục Kiền Liên thấy vậy thương xót mẹ vô cùng, bèn đến tìm Đức Phật xin cách giúp mẹ. Đức Phật dạy, chỉ có hợp sức của chúng tăng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Đây là thời điểm mùa an cư kiết hạ kết thúc, chư Phật dạy hàng Phật tử tín tâm đến với Tam Bảo phát tâm đến chùa cúng dường Tam bảo,chúng tăng, để lấy công đức hồi hướng cho những người quá cố đã vãng sanh trong gia tiên tiền tổ của mình và tất thảy chúng sanh. Như vậy, nhờ phúc báu đó hồi hướng cho các vong linh, giúp các vong linh tiêu trừ nghiệp quả, sớm thoát khỏi ba đường ác thăng lên cõi trên. 

Tháng 7 âm lịch, mùa Vu Lan là thời điểm công đức tu tập của chư Tăng rất lớn, cho nên nhờ công đức của thập phương tăng chứng minh, chúng ta cúng dường Tam Bảo sẽ được rất nhiều phước báu lớn. Hồi hướng những phước báu này cho vong linh tiền tổ và chúng sanh, giúp họ giảm bớt nghiệp quả, sinh về cõi lành.

Cách tụng kinh Vu Lan

Những lời Phật dạy trong kinh Vu Lan mang hàm chứa ý nghĩa sâu sắc và vi diệu, đọc qua một vài lần không thể nào chúng ta hiểu hết được. Do đó, khi tụng kinh chúng ta cần phải thành tâm , tha thiết và bày tỏ lòng biết ơn, trân quý những lời đức Phật dạy.

Trước khi tụng kinh Vu lan, chúng ta nên gột rửa thân – tâm sạch sẽ, súc miệng, đánh răng, mặc y phục phù hợp, tôn kính. Khi ngồi phải giữ cho mình tư thế cân bằng, lúc quỳ hay lúc ngồi cũng phải giữ tư thế đoan nghiêm. Miệng tụng đọc kinh với âm thanh nhỏ, đủ nghe. hãy chọn một không gian yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát và trang nghiêm, bạn cũng có thể ngồi tại bàn thờ đức Phật hoặc bàn thờ gia tiên để tụng kinh Vu Lan.

bong-hong-ngay-le-vu-lan
 Bông hồng cài ngực ngày lễ Vu Lan

Khi tụng chú kinh Vu lan hãy chú tâm từng lời kinh dạy chúng ta, hiểu và ứng dụng , thực hành trong cuộc sống. Nên khi tụng kinh Vu lan hãy giữ hạnh khiêm cung cho chính mình, dừng lại tâm kiêu mạn để tạo thêm nhiều phúc báo và công đức cho bản thân và gia tiên, cha mẹ của mình.

Có một lời khuyên cho các Phật tử trong mùa Vu lan, hãy đến chùa để tu tập và tụng kinh trong mùa báo hiếu này. Ở chùa có sự bình an, trang nghiêm và tĩnh lặng, khi đọc kinh chúng ta có thể chú tâm, không bị ngoại cảnh tác động. Bởi vậy mà tam nghiệp thanh tịnh, mắt chỉ đọc kinh, tai chỉ nghe kinh, thân ngồi trang nghiêm và chú tâm vào từng lời của kinh Phật, lời dạy thâm sâu, vi diệu. Và theo đó sẽ mang lại công đức lớn.

Ngoài ra, ở chùa có các Chư Tăng, bạn có thể hỏi xin lời khuyên từ các vị khi tụng kinh ở chùa. Còn tụng kinh ở nhà thì chúng ta đôi khi sẽ có nhiều thiếu sót, và thiếu đi một trong ba hình tướng của Tam Bảo là các Chư tăng.

Khi về chùa tụng kinh có nhiều Chư Tăng và Phật tử cùng tụng kinh, tiếng kinh vọng vang khắp nơi, đi sâu vào tâm thức của mỗi  người, làm cho sức mạnh tâm linh mỗi người được vững mạnh, nhờ trường năng lượng tốt đẹp ấy mà muôn chúng sanh đều được hưởng công đức từ chính những rung động đẹp đẽ ấy. Lời kinh trở nên sâu sắc và vi diệu với mỗi chúng ta. Nhờ vậy, trí tuệ của chúng ta ngày càng sáng suốt, thanh lọc thân tâm, loại bỏ tham sân si và những nghiệp chướng lâu đời, những vọng tưởng điên đảo sẽ được tiêu trừ. Nâng cao tần sóng năng lượng, hướng đến lòng từ bi, đạo hiếu, tình yêu vô điều kiện trong mỗi người, thực hành lòng trắc ẩn.

Xem thêm: Ý Nghĩa Bông hồng Cài Áo Mùa Vu Lan

Nhập tên sản phẩm bạn muốn tìm

[search style="flat" size="large"]

BỘ LỌC