Lý Do Tại Sao Cúng Cả Năm Không Bằng Rằm Tháng Giêng ?

Trong một năm có rất nhiều ngày lễ quan trọng , tuy nhiên, đối với người Việt Nam thì luôn tâm niệm câu nói: “Cúng cả năm không bằng ngày rằm tháng giêng”. Vậy tại sao dân gian ta lại truyền tụng nau câu này? Bạn có từng thắc mắc chưa? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé! Hãy chuẩn bị mâm cũng thật tươm tất cho ngày rằm tháng giêng tới nhé. 

Cúng Cả Năm Không Bằng Rằm Tháng Giêng

Theo phong tục cổ, một năm chúng ta sẽ có ba cái tết nằm trong hệ thống Thượng- Trung-Hạ Nguyên. Rằm tháng giêng hay còn gọi là tết Thượng Nguyên, tết Trung Nguyên là rằm tháng 7, còn tết hạ Nguyên là rằm tháng 10. 

Trong đó, mỗi ngày tết lại mang một ý nghĩa khác nhau. Tết Thượng Nguyên được coi là tết hướng thiên cầu phúc, Trung Nguyên là địa quan xá tội và Hạ Nguyên là quan giải ách. 

Chính vì ý nghĩa cầu phúc đầu năm, mà rằm tháng giêng trở thành ngày tết quan trọng, mang nhiều khao khát và nguyện vọng của người Việt trong năm mới. Rằm tháng giêng vào mùa xuân, màu của sự khởi đầu, sinh sôi nảy nở. Chính vì vậy, người dân Việt rất coi trọng dịp tết thượng Nguyên này, gửi gắm vào đó ước mơ về một năm thuận hòa, sung túc.

tet-nguyen-tieu-ram-thang-gieng
Tết nguyên tiêu- rằm tháng giêng

Câu nói : “ Cúng quanh năm không bằng rằm tháng giêng” chính là để nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của ngày này. Theo quan niệm của người Việt, “ đầu xuôi thì đuôi mới lọt” , bởi vậy, trong dịp đầu năm, đầu tháng, người Việt có tục lệ cúng bái và kiêng kỵ rất nghiêm ngặt. 

Đối với người Việt, rằm tháng giêng cũng quan trọng như tết nguyên đán, đây cũng có thể coi là tết muộn vì vẫn còn dư âm của dịp tết cổ truyền. Dư âm của những ngày đầu xuân năm mới vẫn còn đó, nhiều gia đình vẫn tiếp tục ăn tết, chơi mai, đào nở muộn. Đặc biệt, nhiều vùng , địa phương còn lưu giữ tục lệ này, ăn tết rằm tháng giêng còn to hơn tết nguyên đán. 

Các Tích Lí Giải Về Tầm Quan Trọng Của Rằm Tháng Giêng

Từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng giêng là một ngày vô cùng quan trọng, có ý nghĩa không khác gì Tết Nguyên Đán. Nguồn gốc của tết Nguyên Tiêu có nhiều giải thích khác nhau và cũng có nhiều tích truyện về ngày này. 

Truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân. Trước sau ngày Rằm Tháng Giêng hàng năm, công việc làm nông của vụ chiêm cũng sẽ bắt đầu thời điểm này, đây là lúc người nông dân ở các nơi sẽ khẩn trương chuẩn bị cho công việc vụ mùa, thông thường, người nông dân sẽ ra đồng đốt cây, cỏ, lá khô để diệt sâu bọ.

Với người Việt Nam, tết Nguyên Đán là khoảng thời gian người lao động , người dân nghỉ ngơi để tự thưởng cho bản thân sau một năm làm việc vất vả, nhiều người còn phải xa nhà để làm kinh tế. Tết Nguyên Tiêu chính là thời điểm đánh dấu kết thúc tháng “ ăn chơi” để bắt tay chuẩn bị cho một năm mới với nhiều khởi đầu may mắn, phúc lành. Đây cũng là khoảng thời điểm giao thời, là nguồn cảm hứng của nhiều nhạc sĩ, họa sĩ và nhà thơ. 

tet-nguyen-tieu-cung-la-tet-cua-phat-tu
Đêm thơ tết nguyên tiêu ở chùa Hương

Một số tích thì cho rằng Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo. Đây là thời điểm các Chư Tăng sẽ tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết giảng pháp. Chính vì vậy, những Phật tử vào ngày này thường sẽ đến chùa cúng bái để tưởng nhớ đến Đức Phật.

Tích xưa còn truyền lại rằng, tết Nguyên Tiêu là ngày mà vua chúa có tục lệ ban truyền các trạng nguyên vào triều để hội họp và đãi yến tiệc trong vườn Thượng Uyển. Tại đây, vua và các Trạng sẽ cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng họa, ứng đáp câu đối, thổi sáo chơi đàn, ca ngợi triều đại…chính vì vậy, về sau người ta gọi là tết Trạng Nguyên, ngày tết dành riêng để tôn vinh việc học hành. 

Thời nhà Lý – Trần, triều đình có tổ chức cho các trạng nguyên gặp mặt nhau trong ngày rằm tháng giêng, đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông, dịp tết này được tổ chức một cách trang trọng ở kinh thành Thăng Long, khắp kinh thành nơi đâu cũng đàn ca tưng bừng, cờ hoa trang hoàng rực rỡ. 

Thời xưa, đây cũng là ngày mà nhiều nơi , nhiều địa phương sẽ mở hội làng, với nhiều trò chơi dân gian, tổ chức rước kiệu, đua thuyền, nhảy sập, chơi cờ người, vật võ,…

Nhiều dòng họ cũng nhân ngày này họp họ, triệu tập con cháu những người học cao hiểu rộng, có tài có đức lên đọc báo cáo thành tích trước bàn thờ gia tiên. Qua đó bày tỏ lòng biết ơn, thành kính, và vinh danh sự hưng vượng của dòng họ với bề dày truyền thống giáo dục con cáu một cách tốt nhất. 

le-hoi-trong-nhung-ngay-thang-gieng
Lễ hội trong những ngày tháng giêng

Sau đó, các bô lão tổ chức ngắm trăng, thi đọc thơ hoặc chơi tổ tôm, tam cúc. Sau ngày này, họ thường cất hoặc đốt những bộ trò chơi này đi để thúc giục con cháu khởi động một năm mới làm việc chăm chỉ, thi cử đỗ đạt.

Bạn có thể xem thêm bài viết về : Cúng Rằm Tháng Giêng 2021 Như Nào Cho Đúng Để Cả Năm May Mắn Tài Lộc để biết thêm nhiều kiến thức về ngày rằm tháng giêng, để chuẩn bị cho lễ cúng đầu tiên trong năm với ước nguyện về một khởi đầu mới may mắn , tài lộc.

Nhập tên sản phẩm bạn muốn tìm

[search style="flat" size="large"]

BỘ LỌC