Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Tết Trung Thu

Trung thu là một trong những dịp tết quan trọng trong tín ngưỡng dân tộc Việt Nam. Mang ý nghĩa đặc biệt như một ngày đoàn viên của gia đình, hòa mình vào ánh trăng giữa tiết trời mùa thu. Nếu bạn chưa biết trung thu ngày mấy? hay trung thu là ngày bao nhiêu? Thì tết trung thu rơi vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Đây cũng là dịp tết vui chơi cho trẻ con và đây cũng là ngày lành, tháng lành để tiên đoán mùa màng.

Nguồn gốc tết trung thu

Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu và bắt đầu từ khi nào thì chưa có văn bản rõ ràng nào xác minh. Theo như tín ngưỡng dân gian lưu truyền thì có thể tết trung thu có nguồn gốc từ văn minh lúa nước hoặc đến từ Trung Quốc.

Văn minh lúa nước

Theo như những hình ảnh minh họa được khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ thì hình ảnh Trung Thu đã xuất hiện trong thời kỳ này. Trong văn bia Chùa Đọi năm 1121, đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được tổ chức tại kinh thành Thăng Long với rất nhiều hoạt động như đua thuyền, múa rối nước, rước đèn. Thời Lê – Trịnh thì tết trông trăng đã được tổ chức rất xa hoa. Và tết trung thu này được tổ chức vào tháng 8 khi việc thu hoạch, gieo trồng đã xong, là lúc người nông dân được nghỉ ngơi và vui chơi sau mùa thu hoạch.

Văn hóa Trung quốc

Tết trung thu trong văn hóa Trung Quốc bắt đầu từ thời Đường, vua Duệ Tông. Tương truyền, vào đêm khuya ngày rằm tháng 8, trăng tròn đẹp, trong khi đang dạo bước ngự hoa viên, Ngài nhìn thấy một vị tiên giáng trần hóa phép tạo thành một chiếc cầu bằng cầu vồng, một đầu giáp với cung trăng, một bên chạm đất, vua đã trèo lên cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Vua Đường sau khi trở về vẫn còn lưu luyến cảnh đẹp nơi cung trăng nên đã tổ chức lễ hội rước đèn vào ngày rằm tháng 8. Sau này nó trở thành phong tục dân gian về tết trung thu.

tet-trung-thu-o-trung-quoc
tết đoàn viên ở Trung Quốc

Tết Trung Thu Việt Nam

Trong quan niệm của người Việt, ánh trăng có mối liên hệ mật thiết với tâm tình của con người. Dù là trăng tròn hay trăng khuyết, chứa đựng niềm vui hay nỗi buồn, sự đoạn tụ và chia ly. Trăng tròn là biểu tượng của sự đong đầy, sum họp nên với người Việt Nam, trung thu chính là tết đoàn viên. Vào ngày này, gia đình sẽ cùng nhau quây quần bên nhau, phá cỗ trông trăng. Đây cũng chính là dịp để thể hiện sự chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, tình yêu và sự hội ngộ.

Chính vì vậy, tết trung thu với người Việt là thời điểm tất cả những thành viên trong gia đình sẽ bày cúng trên bàn thờ và mâm cỗ cúng trăng, quây quần bên nhau, thưởng trà, ăn bánh, rước đen và vui chơi. Trong dịp trung thu việt nam có các hoạt động vui chơi cho trẻ em như rước đèn, rồng rắn theo đoàn múa lân, múa rồng.

mam-ngu-qua-tet-trung-thu
mâm cỗ rằm tháng 8

Ý nghĩa tết trung thu

Trung thu là ngày tết đoàn viên của người Việt người xưa hay nói trung thu sum vầy. Vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ gồm: bánh trung thu, mâm ngũ quả, món ăn,…để dâng cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, trông trăng.

trung-thu-tet-doan-vien
trung thu tết đoàn viên

Tết đoàn viên cũng là ngày để bày tỏ sự quan tâm, biết ơn, hiếu kính với cha mẹ, ông bà bằng những món quà, đôi lời thăm hỏi. Trung thu xưa và nay được biết đến là trung thu là tết đoàn viên cũng là trung thu là tết thiếu nhi. Trẻ em trên khắp vùng miền sẽ được rước đèn, phá cỗ, trông trăng, xem múa lân cùng bạn bè.

“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm.”

Theo tục xưa, đây cũng là thời điểm để ngắm trăng xem đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị. 

Nhập tên sản phẩm bạn muốn tìm

[search style="flat" size="large"]

BỘ LỌC