Trang sức là phụ kiện mà nhiều người yêu mến nhưng nó cũng là món đồ dễ bị làm giả nhất. Đặc biệt, khi cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, công nghệ trở nên tiên tiến thì việc làm giả lại càng trở nên tinh vi, điêu luyện mà mình khó lòng có thể nhận ra được.
Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách phân biệt trang sức thật giả để mình có thể tránh được sự bị lừa dối khi mua bán trao đổi.
Xác nhận con dấu chất lượng, uy tín

Con dấu quốc tế khắc trên sản phẩm vàng bạc, kim loại quý là chứng cứ tốt nhất giúp bạn có thể phân biệt thật giả. Thông tin về những con dấu này chúng ta có thể cập nhật trên Internet để biết cách phân biệt khi đi mua trang sức. Sau khi tìm hiểu những thông tin này bạn chỉ cần so sánh với những gì khắc trên sản phẩm để phân biệt. Và bạn cần nhớ rằng, điều quan trọng nhất chính là thông tin trên sản phẩm phải khắc thật rõ nét, chính xác nếu không bạn cũng không nên mua. Để có thể biết được độ thuần chất của kim loại quý, bạn nên đặt một dấu phẩy sau con số thứ hai, điều này biểu hiện phần trăm độ thuần chất của kim loại quý. Ví dụ, nếu ở trên trang sức khắc 925 có nghĩa là thành phần kim loại quý có trong trang sức chiếm 92,5%.Dưới đây là những chỉ số có trên con dấu xác nhận trên trang sức:
Những dấu xác nhận trên đồ bằng vàng: 375, 500, 583, 585, 750, 916, 958, 999
Những dấu xác nhận trên đồ bằng bạc: 800, 830, 875, 925, 960, 999
Những dấu xác nhận trên bạch kim: 850, 900, 950, 999.
Sử dụng nam châm để thử trang sức
Đây có lẽ là cách dân dã nhất mà từ xưa đến nay ông bà ta vẫn luôn sử dụng để kiểm chứng chất lượng kim loại quý. Kim loại quý như vàng, bạc không có từ tính nên khi để nam châm lại gần chúng sẽ không thể bị hút. Còn nếu đó là sản phẩm kém chất lượng thì lượng sắt trong trang sức sẽ cao hơn kim loại quý, do đó, khi để cạnh chúng sẽ có từ tính và bị nam châm hút.

Tác dụng lực lên trang sức
Bạc và bạch kim có vẻ ngoài sáng bóng giống nhua. Nên đôi khi chúng ta sẽ rất dễ bị lừa để qua mắt những người mua kém hiểu biết, bởi giá trị của bạch kim lớn hơn với bạc rất nhiều. Vì vậy, để phân biệt bạch kim và bạc chúng ta có thể dựa vào tính chất vật lý của chúng. Chúng ta sẽ nhận ra rằng bạc có màu tối hơn bạch kim. Ngoài ra, bạc cũng dẻo và dễ biến dạng hơn bạch kim.

Còn đối với trang sức vàng thì chúng ta cũng có thể phân biệt thật giả thông qua việc quan sát ánh vàng trên đồ gốm, sứ chưa nung hoặc chưa được tráng men. Còn với kim loại giả thì sẽ xuất hiện vệt đen xám thay vì ánh vàng. Bạn có thể sử dụng phương pháp này nhưng nên nhớ hãy dùng nó tại những vị trí khó nhìn thấy để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của món đồ.
Dùng I-Ốt để phân biệt thật giả
Các bạn chắc chưa từng biết đến phương pháp này, nhưng nó thật sự có hiệu quả khi chúng ta dùng để phân biệt vàng, bạc . Bởi vàng, bạc không có phản ứng gì với bột muối i-ốt nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đối với kim loại và hợp kim thường. Vì thế bạn có thể rắc một ít i-ốt lên trên bề mặt món đồ đó. Nếu đó là vàng, bạc thật thì sẽ không có gì thay đổi cả nhưng nếu đó là đồ giả hoặc là mạ vàng , bạc thì nó sẽ dính lại, tạo thành vết bẩn trên bề mặt món đồ.
Dùng giấm phân biệt vàng thật hay giả
Chúng ta thường nghe ông bà ta truyền tai nhau câu : lửa thử vàng, và còn có thêm một cách khác nữa đó chính là thả trang sức vò giấm để thử. Bởi vàng thật không phản ứng với giấm.

Bạn có thể lấy một cái bát sau đó đổ chút giấm vào đó và cho món đồ cần thử vào bát. Nếu đó là đồ thật thì sẽ không có phản ứng gì xảy ra nhưng nếu nó là kim loại hoặc mạ vàng thì ngay lập tức sẽ thấy món đồ đổi sang màu vàng đậm rất nhanh ngay khi thả vào.
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp các bạn có thể phân biệt được đồ kim loại quý thật hay giả và để tránh bị lừa khi làm các giao dịch mua sản phẩm.