Tiêu Chuẩn Nào Đánh Giá Một Viên Đá Quý

Đá quý được khai thác từ thiên nhiên kỳ vĩ, có những viên đá đắt tiền, có thể nói là với giá vài trăm đến vài tỷ đồng. Vậy tiêu chuẩn nào để ta có thể đánh giá một viên đá là quý. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé!

Đá Quý Đẹp

Một trong những lý do để một viên đá quý hiếm có lẽ chính là vẻ đẹp tự nhiên của chúng thu hút đôi mắt và con tim người sở hữu. Tiêu chuẩn đẹp của một viên đá được đánh giá với những tiêu chí sau:

Đối với màu sắc thì những viên đá có màu sắc càng tươi, càng đậm, sau khi đá quý thô đánh bóng chúng sẽ trở nên vô cùng cuốn hút. Những loại đá được đánh giá là có màu sắc đẹp và ấn tượng như: đá quý Ruby, Sapphire, Emerald, cẩm thạch Jade là những loại đá quý có màu hấp dẫn nhất. 

tinh-the-ruby-trong-thien-nhien
Đs Ruby thiên nhiên

Độ trong suốt của đá: đây cũng là một tiêu chuẩn khá quan trọng, viên đá càng trong màu sắc của nó càng có yếu tố tinh khiết không có cảm giác màu bị vón, và đó là lý do càng trong giá càng cao.

Độ ánh của đá phản ánh sự lôi cuốn của viên đá, do đó, đá có độ phản chiếu ánh sáng càng cao càng dễ hấp dẫn con người. Và kim cương là một loại đá có độ ánh cao và quý hiếm nhất.

Yếu tố quang phổ đặc biệt: có một số loại đá không có màu sắc ấn tượng, không có độ ánh hay trong nhưng nó lại sở hữu những quang phổ đặc biệt như: hiệu ứng ánh sao, hiệu ứng mắt mèo, phát quang, hiện tượng ngũ sắc hoặc tạo những sắc màu đặc biệt khi đưa ra ánh sáng hoặc trong bóng tối. 

Độ bền của đá ( độ cứng)

Độ bền của đá quý phản ánh khả năng chống lại các tác động từ bên ngoài như nhiệt độ, sự va chạm mạnh, các hóa chất…Và tiêu chuẩn này sẽ thể hiện ở độ cứng, độ bền và sự dẻo dai trong cấu trúc hóa học của đá.

Độ cứng của đá là tính chất chống lại sự trầy xước, ít khả năng bị vỡ, sứt mẻ. Đá cứng hơn sẽ có khả năng làm xước được những đá có độ cứng thấp hoặc bằng. Đá càng cứng thì độ trầy xước thấp hơn, giữ được độ sáng bóng cao và bền bỉ, do đó mà nó có giá trị cao hơn. Độ cứng của đá được đo bằng thang độ cứng Moh, đây là thang độ cứng tương đối. Đối với đá quý, thông thường sẽ có độ cứng từ 7 trở lên theo thang độ cứng ( độ cứng của ruby là 9, độ cứng của kim cương là 10 nhưng thực tế kim cương có độ cứng gấp 4 lần ruby). Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ như ngọc trai, Opal có độ cứng thấp ( 4-5) nhưng vẫn được yêu thích bởi chúng đẹp.

thang-do-cung-da-tu-nhien
thang độ cứng Mohs

Tiếp theo, người ta xét đến độ dai của đá. Trên thực tế có một số đá quý có độ cứng không cao nhưng lại có độ dai rất bền do có cấu trúc hóa học đặc biệt. Chúng ta có thể kể đến là Ngọc cẩm thạch ( Jade) rất được nhiều người biết đến và yêu mến tại các quốc gia Châu á, trong đó có Việt Nam. Khoảng vật có độ cứng chỉ đạt mức 6-6,5 theo thang Moh nhưng lại rất bền vì có cấu tạo sợi, bó.

Ngoài ra, đặc tính bền vững hóa học cũng được đánh giá chất lượng của đá. Những loại đá quý đều có tính chịu đựng những tác động của các loại hóa chất như các axit thường gặp. Đặc tính bền vững trong liên kết còn thể hiện ở sức chịu đựng trước những tác động từ nhiệt độ cao.

Bền vững về mặt hóa học: Ngoài bền vững cơ học, đá quý còn phải có khả năng chịu đựng được tác động của các loại hóa chất (nhất là các axit) thường gặp. Ngoài ra đá quý cũng phải chịu được tác dụng của nhiệt độ, nhất là nhiệt độ cao.

Độ hiếm của đá trong tự nhiên

Như chúng ta đá biết đá càng hiếm sẽ càng quý và có giá trị cao. Loại đá quý chúng ta thường thấy có thể kể đến là kim cương, ruby, đá sapphire là những viên đá quý nằm ẩn sâu trong lòng đất, có khi tới cả trăm km. Ở độ sâu đó, việc khai thác những viên đá này trở nên khó khăn hơn hoặc có thể là không khai thác được, phí khai thác và đi tìm rất cao, vì vậy mà chúng thường có giá rất đắt. 

Những viên đá quý được bà mẹ thiên nhiên tạo nên nhờ những tác động địa chấn như động đất, núi lửa, băng giá, và những thay đổi tầng đất sâu được đẩy lên trên bề mặt trái đất, mang những viên đá quý đến với con người. Nhờ vậy mà con người có thể khai thác được chúng. Chính bởi sự hình thành cầu kỳ, hiếm hoi cùng khả năng khai thấp khó, gặp nhiều trở ngại mà chúng có giá trị rất đắt trên thị trường đá quý.

Trong lịch sử hình thành của loài người, có rất nhiều loại đá từng được coi là đá quý như thạch anh hay Amethyst… Ở thời kỳ cổ đại, khi sự phát triển của loài người mới hình hình, những mỏ đá được tìm thấy rất ít và hiếm hoi, do đó, những dòng đá này từng là những viên đá quý của thời trung cổ. Sau này theo sự phát triển cao hơn, khi công nghệ ngày càng tiên tiến, nhiều mỏ đá được tìm thấy mà giá trị của những viên đá bỗng giảm rất nhiều.

kim-cuong-mau-trong-tu-nhien
kim cường màu trong tự nhiên

Còn kim cương – loại đá hiện có giá trị đắt nhất thế giới, được coi như loại đá quý hiếm và đắt tiền. Kim cương là đá quý tự nhiên nằm sâu dưới lòng đất, việc khai thác đến giờ vẫn trở nên khó khăn. Hơn nữa, nó lại là dòng đá có các yếu tố đặc trưng như: độ cứng, độ trong, độ ánh và màu sắc trong suốt cùng hiệu ứng quang học đặc biệt, nên nó luôn là viên đá quý của mọi thời đại.

Mỗi viên đá mang đến một sắc màu và vẻ đẹp riêng của thiên thiên và sự độc nhất vô nhị đó chính là tiêu chí quan trọng để làm nên giá trị của chúng. Người ta từng nói đố ai có thể tìm thấy hai viên đá y hệt nhau, đó là điều không thể. Vì với mỗi viên đá chúng luôn mang một vẻ đẹp khác biệt, độc đáo.

 Thiên nhiên là bất tận, sự sáng tạo độc đáo của thiên nhiên đã tạo nên những viên độc thạch vô cùng khác biệt từ hình dáng, màu sắc, vân đá, hiệu ứng quang học…và một khi sở hữu những viên đá này, bạn hãy yêu tâm là không đụng hàng.

Giá trị của những viên đá này là vô giá, nó hoàn toàn không có chuẩn mực nào để xác định giá của một viên đá. Giá bán mỗi viên đá là sự thỏa thuận giao dịch giữa người mua và người bán khi thống nhất một giá nhất định. Có rất nhiều viên đá có giá trị lên đến hàng triệu USD cho những nhà sưu tầm đá quý muốn sở hữu.

Nếu bạn đang muốn sở hữu những mẫu trang sức đá quý, nhưng lại đang phân vân không biết mua đá quý tại địa chỉ nào uy tín và chất lượng. Hãy ghé ngay Viễn Chí Bảo

Bộ Sưu Tập Đá Quý

Nhập tên sản phẩm bạn muốn tìm

[search style="flat" size="large"]

BỘ LỌC