NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CHÙY KIM CANG PHÁP KHÍ MẬT TÔNG

Chùy Kim Cang là một trong những biểu tượng của Phật giáo và Ấn Độ giáo. Đặc biệt nó chính là biểu tượng của dòng Kim Cương Thừa – Mật Tông. Vậy bạn đã biết nguồn gốc và ý nghĩa của loại pháp khí này.

Nguồn Gốc Của Chùy Kim Cang

Chùy Kim Cang hay còn gọi là Chùy Kim Cương, Kim Cang Chùy, Kim Cương Chùy, Kim Cang Chử hoặc Kim Cương Chử. Nó là một trong những biểu tượng quan trọng của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo. Đặc biệt, nó chính là biểu tượng của dòng Kim Cương Thừa – Mật Tông. Chư Tôn Kim Cang bộ trong hải nội Mandala, phần lớn trong tay đều cầm Chùy Kim Cang. 

Theo ngôn ngữ Tây Tạng thì nó có tên là dorje (Wylie: rdo-rje; ZWPY: dojê ), cũng là một cái tên nam giới ở Tây Tạng và Bhutan. Dorje cũng có nghĩa là một cái vương trượng nhỏ được các vị lạt-ma Tây Tạng cầm ở bên tay phải trong các buổi lễ tôn giáo. Đây là một pháp khí có tính chất cứng rắn của kim cương, có thể cắt mọi vật thể khác mà không vật thể nào cắt được nó, đồng thời, nó có thêm sức mạnh vô địch của sấm sét.

chuong-chuy-kim-cang-tay-tang
 Chuông và Chày Kim Cang

Chùy Kim Cương có nguồn gốc là Đại Vũ Trụ, vì nó gồm cả ba phần: vật chất – trí tuệ – tinh thần. Trong thần thoại Hindu, Chùy Kim Cương là một vũ khí mạnh có những đặc tính được sát nhập với gươm, gậy và giáo mác. Đây là vũ khí được Indra sử dụng để giết chết Vritrasura. Trong Ấn Độ Giáo, kinh Vệ Đà, Chùy Kim Cương là vũ khí chính của cõi trời Đế Thích. Pháp khí này khống chế những năng lực của sấm chớp, phá tan những cơn lốc, mây đen hung dữ và mang đến những cơn mưa tốt lành cho các thảo nguyên đang bị hạn hán.

Ý Nghĩa Chùy Kim Cương

Chày kim cương hay còn gọi là chày yết ma, là do chày 3 cạnh đặt giao nhau tạo thành chữ Thập. Nó tượng trưng cho chí tác nghiệp vốn có của chư phật và thuộc về luân bảo. Khi tu pháp, bốn góc trên đàn lớn đều đặt một yết ma kim cương với ý nghĩa tượng trưng cho sự phá trừ 12 nhân duyên. Pháp khí này còn có tên gọi lag yết ma kim cương, thập tự yết ma, thập tự kim cương và luân yết ma.

Kim Cương Chùy là biểu tượng tinh túy của truyền thống Kim Cương Thừa. Tên của pháp khí này khởi nguồn từ chính chất liệu kim cương. Theo thuật ngữ tiếng Phạn, Kim cương có nghĩa là bất hoại, đầy uy lực và rực rỡ. Nó giống như viên kim cương không thể bị cắt rời hoặc bị phá vỡ. Chày Kim Cang biểu trưng cho Phật tính, có tính chất không thể phá hủy và thường hằng.

chuy-kim-cang-doi
 Chùy Kim Cang đôi

Chùy Kim Cương là một công cụ quan trọng trong thánh điện tôn giáo khiến con người sợ hãi. Là bộ phận không thể chia tách trong tín ngưỡng tôn giáo. Nó tượng trưng cho sự tương phản đang hình thành giữa sự kiên cố mãi mãi không thể rung chuyển và thần lực vô hạn của giáo nghĩa Phật Giáo với sự phân biệt thiện ác, biến hóa vô cùng của đời thực.

Chùy Kim Cang biểu trưng cho lòng từ bi của Đức Phật và trí tuệ. Sự kết hợp giữa biểu tượng Chùy Kim Cang và trang sức sẽ mang lại cho người sở hữu thoát khỏi khổ đau, mê lầm, mang lại may mắn, hạnh phúc và bình an trong cuộc sống.

Phân loại và đặc điểm Chùy Kim Cương

Chùy Kim Cương một mũi nhọn: loại này chỉ có một mũi nhọn ở phía tay cầm. Kim cương chử này tượng trưng cho sự kết hợp giữa thế giới vật chất và giới tinh thần. Trong các phái Mật tông, loại này chỉ được dùng bởi các nhà sư sơ cấp và biểu thị cho thực thể duy nhất của Pháp.

Chùy Kim Cang hai mũi nhọn: loại này biểu thị tính nhị nguyên đối đãi của hình tướng ngoại vật. Tuy nhiên, loại này rất ít khi được sử dụng hay biểu thị.

Chùy Kim Cang ba mũi nhọn: đây là loại thường thấy nhất. Nó có 3 mũi nhọn ở mỗi đầu hoặc là khum, cong chụm đầu vào giữa, hoặc là hai mũi ngoài cong, khum vào mũi thẳng ở giữa. Ba mũi này biểu thị tam bảo: Phật, Pháp, Tăng và Tam mật: Ngữ, Ý và Hành. Trong loại này, có luân hồi thiền trượng là loại được tạo thành bởi hai thiền trượng kép với ba mũi nhọn xếp thành hình chữ thập. Nó tượng trưng cho Diệu Đế và tương ứng với Pháp Luân.

chuy-kim-cuong
 Chùy Kim Cương

Chùy Kim Cang bốn mũi nhọn: loại này ít được thấy. Nó tượng trưng cho bốn biến cố lớn trong đời Phật Cổ Đàm, bốn kỳ phổ độ Phật pháp và bốn Đại Phật.

Chùy Kim Cang năm mũi nhọn: tượng trưng cho năm loại Minh Trí, Ngũ Trí Như Lai. Nó còn tượng trưng cho năm nguyên tố của trời đất.

Chùy Kim Cang chín mũi nhọn: loại này khá hiếm thấy, chủ yếu bắt gặp ở Tây Tạng. Ý nghĩa của nó có thể tượng trưng cho Ngũ Trí Như Lai và các vị Bồ Tát.

Bộ Sưu Tập Trang Sức Chùy Kim Cang

Nhập tên sản phẩm bạn muốn tìm

[search style="flat" size="large"]

BỘ LỌC